Bạn muốn gian hàng mà bạn đang kinh doanh trên Shopee tiếp cận được nhiều khách hàng hơn nhưng không biết phải làm thế nào? Bài viết này, SMA sẽ hướng dẫn bạn cách SEO Shopee để tăng traffic và ra nhiều đơn. Cùng tìm hiểu nhé!

Hướng dẫn cách SEO Shopee để tăng traffic và tăng doanh thu nhanh chóng
Hướng dẫn cách SEO Shopee để tăng traffic và tăng doanh thu nhanh chóng

1. SEO Shopee là gì?

SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), là một quy trình nâng cao thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm giúp người dùng có thể tìm thấy trang web dễ dàng hơn trên bảng kết quả tìm kiếm.

Nói một cách tổng quát, SEO thương mại điện tử, đặc biệt là SEO Shopee ở đây là làm tối ưu nội dung, hình ảnh sản phẩm sao cho đó phải là nội dung hữu ích nhất, giúp sản phẩm hay shop đạt thứ hạng cao mỗi khi người mua tìm kiếm trên Shopee. Vậy nội dung hữu ích là gì? Nội dung hữu ích là cung cấp thông tin chi tiết và đầy đủ về sản phẩm/ngành hàng mà bạn kinh doanh để nâng cao độ tin cậy với khách hàng. Nội dung bạn viết phải giải đáp được thắc mắc của khách hàng khi họ có nhu cầu mua sản phẩm.

Tối ưu hóa các yếu tố nội dung, hình ảnh của gian hàng, sản phẩm trên Shopee là:

SEO Shopee = tối ưu hóa nội dung trang cửa hàng + tối ưu hóa nội dung trang sản phẩm + đánh giá của người mua và đã sử dụng.

SEO Shopee là gì?
SEO Shopee là gì?

Với lượng truy cập lớn mỗi tháng, SEO trên Shopee sẽ mang lại cho bạn những lợi ích sau:

  • Đạt được thứ hạng cao trên trang tìm kiếm của Shopee, nếu làm top sẽ lọt vào top đầu mỗi khi người mua tìm kiếm.
  • Lượt xem, lượt truy vào sản phẩm, gian hàng sẽ tăng.
  • Khi xếp hạng trên trang tìm kiếm tăng, tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng cũng sẽ tăng theo.
  • Tăng doanh thu cho cửa hàng và mang lại hiệu quả kinh doanh.

2. Ưu điểm của SEO Shopee

Ngoài lợi ích về thứ hạng và lượt truy cập gian hàng, Shopee SEO còn có những ưu điểm sau:

  • Shopee Keyword SEO (SEO từ khóa Shopee) là cách tiếp cận khách hàng hoàn toàn miễn phí, bạn không cần trả phí cho bất kỳ quảng cáo trả phí nào.
  • Khi sản phẩm xuất hiện đầu tìm kiếm, chỉ cần nội dung được cập nhật và tối ưu thường xuyên thì lượng truy cập sẽ ổn định lâu dài.
  • Nền tảng của Shopee cho phép các bình luận được hiển thị, và các sản phẩm có xếp hạng cao hơn sẽ nhận được sự tin tưởng của người mua hàng.

3. Cách SEO Shopee như thế nào?

Cách SEO Shopee được rất nhiều nhà bán hàng quan tâm. SEO Shopee đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiếp cận và thu hút thêm nhiều khách hàng truy cập vào gian hàng của bạn, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Vậy cách SEO top Shopee hiệu quả, bạn cần tối ưu những yếu tố sau:

3.1. Nghiên cứu từ khóa

Nghiên cứu từ khóa là việc đầu tiên bạn cần làm khi thực hiện SEO. Bạn cần xác định từ khóa sản phẩm cho cửa hàng của mình dựa trên mặt hàng mà bạn kinh doanh. Sau đó bạn sẽ sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa như Shopee Analytic, Keyword Planner (trả phí), Keyword Surfer (miễn phí), … để xác định từ khóa có lượt tìm kiếm cao. Từ đó bạn sẽ lựa chọn được từ khóa SEO trong cửa hàng của mình, đồng thời công cụ cũng sẽ gợi ý bạn lựa chọn từ khóa phù hợp.

Nghiên cứu từ khóa SEO Shopee
Nghiên cứu từ khóa SEO Shopee

3.2. Tên gian hàng/Shop

Cùng giống như tên miền của Website, tên cửa hàng cũng là yếu tố ảnh hướng đến SEO Shopee. Bạn nên sử dụng tên chính thức của thương hiệu hay cửa hàng để tối ưu hóa tên cửa hàng. Bạn cũng nên thêm các yếu tố như “cửa hàng chính thức” và “cửa hàng trực tuyến” để tăng tin tưởng của khách hàng. Nếu tên cửa hàng của bạn không phải tên thương hiệu nổi tiếng thì bạn nên đặt tên cửa hàng bao gồm tên sản phẩm hoặc loại sản phẩm mà bạn kinh doanh. Ví dụ: Hoa sáp chính hãng, Nội thất cao cấp,….

Đây là một trong những cách tối ưu sản phẩm trên Shopee hiệu quả, giúp khách hàng hiểu rõ về sản phẩm và gian hàng.

Đặt tên gian hàng/shop chứa từ khóa
Đặt tên gian hàng/shop chứa từ khóa

Tổng kết lại, có 3 lưu ý mà chủ shop cần nhớ để tối ưu Seo Shopee cho tên gian hàng đó chính là:

  • Dùng tên chính chủ của Shop, ngoài ra có thể kết hợp thêm với loại sản phẩm chính mà bạn bán.
  • Không nên đặt tên gian hàng theo các dạng nickname khó hiểu, khó nhớ cho người mua hàng. Điều này sẽ khiến khách hàng dễ lãng quên shop của bạn và không thể nhớ tên Shop trong những lần mua hàng tiếp theo.
  • Độ dài tên nên dưới 30 ký tự (bao gồm cả khoảng trắng). Bên cạnh đó, nên đặt thêm các cụm từ tạo uy tín khi đặt tên như “Official”, “Chính hãng”,…

3.3. Giới thiệu Shop

Giới thiệu shop/gian hàng là mục quan trọng mà bạn nên hướng tới. Bạn nên ghi gõ các sản phẩm mà cửa hàng bạn đang cung cấp, số điện thoại liên hệ cũng như địa chỉ cửa hàng (nếu có)… Bạn cũng nên ghi chính xác , chi tiết địa chỉ khu vực của Shop bạn vì người mua hàng thường sẽ tìm kiếm các sản phẩm ở vị trí địa lý mà họ cảm thấy thuận tiện nhất.Bên cạnh đó, Người bán cũng nên tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá dài hạn nhằm kích thích sức mua và tri ân khách hàng, cũng như cung cấp đầy đủ các nội dung thông tin liên hệ với Shop ( địa chỉ, số điện thoại, Facebook, Instagram,..) và thông tin về sản phẩm.

Lưu ý: ở phần mô tả Shop trên Shopee, bạn nên đặt các từ khóa thể hiện rõ sản phẩm chính mà Shop đang bán, đưa ra các từ khóa chính – có lượng tìm kiếm cao để tăng cường SEO cho gian hàng Shopee.

3.4. Hình ảnh đăng trên Shopee

Hình ảnh cần đăng trên Shopee bao gồm:

  • Ảnh đại diện Shop
  • Ảnh bìa
  • Ảnh mô tả sản phẩm
  • Ảnh giới thiệu gian hàng

Việc sử dụng ảnh để SEO trên Shopee bạn cũng nên chú ý về việc đăng đúng kích thước ảnh theo yêu cầu của Shopee, đăng hết các ảnh cần đăng, không để trống, bỏ sót phần nào trên bức hình. Hình ảnh là yếu tố cốt lõi quyết định khách hàng có click vào xem sản phẩm, gian hàng của bạn hay không. Ngoài ra, ảnh cũng cần được chọn lọc kỹ càng, ảnh phải đẹp, nét, có logo, khung ảnh và một số thông tin sản phẩm.

Hình ảnh đăng trên shopee tuân thủ quy tắc
Hình ảnh đăng trên shopee tuân thủ quy tắc

Xử lý vi phạm: Nếu tài khoản người bán vi phạm vào một trong các quy định về hình ảnh/ video trên, Shopee được quyền tiến hành thực hiện một số biện pháp xử lý phù hợp tùy theo mức độ nghiệm trọng của sự vi phạm như: xóa sản phẩm, khóa tài khoản, yêu cầu người bán phải đền bù thiệt hại, tổn thất cho người mua,…

3.5. Thu hút đánh giá của khách hàng

Đánh giá của khách hàng sau mua là yếu tố rất quan trọng để những khách hàng mua sau quyết định có mua sản phẩm tại cửa hàng của bạn hay không. Do đó, bạn nên yêu cầu những người đã mua sản phẩm đánh giá 5 ao cho cửa hàng của bạn. Bạn có thể viết một bức thư ngắn cảm ơn khách hàng đã mua hàng và đề cập đến việc đánh giá 5 sao sẽ được giảm giá hoặc khuyến mãi cho lần mua hàng tiếp theo. Một cách khác đó là bạn hãy nhắn tin trực tiếp cho người mua, hỏi họ sử dụng sản phẩm có tốt không và nhờ họ định giá giúp. Đánh giá Shop càng cao, Shop càng trở nên uy tín từ đó khả năng SEO từ khóa Shopee càng được củng cố vậy nên hãy cố gắng hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ tư vấn để đạt được tỉ lệ đánh giá cao từ người mua.

4. Tối ưu SEO sản phẩm Shopee

4.1. Tối ưu tên sản phẩm

Tiêu đề được coi là một trong những đầu mục quan trọng nhất mà chủ Shop cần tối ưu khi SEO Shopee. Tiêu đề sản phẩm cần làm rõ loại sản phẩm mà chủ cửa hàng kinh doanh đang cung cấp, để người mua nhận biết sản phẩm một cách dễ dàng. Một sản phẩm có tiêu đề cụ thể và chính xác sẽ giúp Google nhận ra sản phẩm đó và giới thiệu nó đến cho nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng có nhu cầu tìm kiếm phù hợp.

Tối ưu tên sản phẩm giúp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
Tối ưu tên sản phẩm giúp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Tên sản phẩm chuẩn SEO không được quá dài, tốt nhất là dưới 55 ký tự (kể cả dấu cách). Mô tả sản phẩm dài tối đa 150 ký tự (bao gồm cả dấu cách). Sau đây là cấu trúc tiêu đề sản phẩm chuẩn:

Tên sản phẩm = tên cơ bản + thương hiệu riêng + đặc điểm nổi bật của sản phẩm

Tạo tiêu đề sản phẩm chuẩn SEO Shopee kết nối linh hoạt 3 yếu tố trên giúp chủ shop tối ưu hóa sản phẩm trên Shopee và đạt hiệu quả rõ rệt.

4.2. Mô tả sản phẩm hấp dẫn

Khi thêm mới một sản phẩm vào cửa hàng, bạn cần trình bày rõ ràng, chi tiết về nguồn gốc, mục đích và các thông tin liên quan đến sản phẩm để khách hàng tham khảo và có thêm sự tin tưởng vào sản phẩm đang tìm kiếm. Những gian hàng không có mô tả sản phẩm thường khiến khách hàng cảm thấy không an tâm khi mua hàng và cũng là một phần hạn chế của SEO Shopee. Các bạn lưu ý khi mô tả sản phẩm nên đưa từ khóa chính và phụ vào toàn bộ phần mô tả, đây là cách SEO hiệu quả cho Shopee và giúp đưa sản phẩm lên top tìm kiếm của Shopee.

Đẩy sản phẩm trên shopee
Đẩy sản phẩm trên shopee

4.3. Sử dụng Hashtag

Cần thêm hashtag này vào phần mô tả sản phẩm, những hashtag này sẽ là những từ khóa chính và những từ khóa liên quan đến sản phẩm của bạn. Ví dụ bạn kinh doanh thời trang thì cách để bạn thêm Hashtag chính là:

#thoitrangnu #vaycongchua #damnu #aothunnu #aothunnam #thoitrangcaocap

Hoặc bạn có thể ứng dụng theo công thức này: #từ_khóa_sản_phẩm #đặc_tính #khuyến-mãi #ưu_điểm #thương_hiệu (Hashtag nên dựa trên những gì khách hàng của bạn có thể tìm kiếm).

Xem thêm: Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Shopee từ A – Z mới nhất 2024

4.4. Kiểm tra đánh giá từ người mua

Ngoài việc bạn cần tối ưu hóa tiêu đề và nội dung sản phẩm, bạn nhất định không được bỏ qua bước tối ưu hóa đánh giá từ người mua. Khi sản phẩm đạt được số điểm cao và số lượng sao lớn (4 sao, 5 sao) sẽ giúp sản phẩm dễ dàng leo top Shopee. Tuy nhiên, chủ cửa hàng không thể tránh khỏi việc nhận được một số đánh giá tiêu cực từ khách hàng hoặc đối thủ cạnh tranh. Do đó, cách đánh giá cửa hàng có thể tối ưu sản phẩm trên Shopee thành công hay không là thường xuyên kiểm tra, rà soát các đánh giá tiêu cực, để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng, đồng thời mang đến trải nghiệm tốt nhất cho “Thượng đế”.

Đẩy sản phẩm trên shopee
Đẩy sản phẩm trên shopee

Sau khi nhận được nhiều đánh giá tốt, đừng quên theo dõi và kiểm tra các đánh giá Shop trên Shopee để giữ vững mức đánh giá uy tín về sản phẩm và thương hiệu của mình:

  • Chất lượng sản phẩm phải phù hợp với mô tả: điều này không chỉ giúp cửa hàng của bạn được đánh giá cao mà còn có thể tăng uy tín và tạo niềm tin lớn cho khách hàng trong những lần mua hàng tiếp theo.
  • Tư vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng: Việc trả lời chậm trễ sẽ trở thành trở ngại lớn cho chủ cửa hàng trong việc gia tăng giá trị chuyển đổi và mang đến những trải nghiệm không tốt cho khách hàng. Trong khi chờ đợi phản hồi của bạn, khách hàng đã có thể chốt đơn hàng ở các cửa hàng khác.
  • Giao hàng đúng hẹn: Trong quá trình giao sản phẩm cho khách hàng, đôi khi đơn hàng sẽ được giao thành công cho khách hàng. Chủ doanh nghiệp cần nhanh chóng xác nhận đơn hàng và chuẩn bị, giao hàng cho đơn vị vận chuyển càng sớm càng tốt để đảm bảo hàng hóa đến tay khách hàng đúng hẹn.
  • Thể hiện mong muốn được khách hàng khen ngợi sau khi họ hài lòng với sản phẩm: Chủ gian hàng nên chuẩn bị cẩn thận một tấm thiệp cảm ơn, nếu khách hàng không hài lòng về sản phẩm, hãy để lại lời nhắn cho họ.

4.5. Đặt đúng nhóm ngành cho sản phẩm

Một yếu tố quan trọng mà chủ shop không thể bỏ qua trong việc tối ưu nội dung SEO Shopee đó chính là bước chọn đúng loại ngành hàng cho từng sản phẩm. Việc phân loại đúng nhóm ngành cho sản phẩm sẽ giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm và đưa ra lựa chọn nhanh chóng, rút ngắn thời gian chọn lựa và đặt hàng.

SEO Shopee đòi hỏi bạn bỏ ra một thời gian nghiên cứu không ít để tối ưu các nội dung trong gian hàng của mình. Vậy nên đừng vội vã mà hãy chắc chắn khai thác tối đa từng yếu tố và đón xem những bài viết mới của SMA để bán hàng trên Shopee hiệu quả hơn.

Xem thêm:

Liên hệ với SMA ngay hôm nay để được tư vấn về các giải pháp Digital Marketing cho thương hiệu!

CÔNG TY CỔ PHẦN SMA GROUP

Facebook: SMA Group., JSC – Giải pháp Marketing thực chiến

Hotline: 0929491111

Email: support@smagroup.vn

Địa chỉ: 3322, Toà B – Masteri, KĐT Vinhomes Smart City, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Performance marketing Branding & Media Creative Booking Website design